GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP
Theo báo cáo của cơ quan năng lượng thế giới IEA năm 2022, trên toàn cầu, công suất tấm pin năng lượng mặt trời mới được lắp đặt khoảng 175 GW/năm vào năm 2021, dẫn đến công suất tích lũy là 942 GW vào năm 2021 – IEA PVPS T12, 2022. Trong đó, Việt Nam là một trong 10 nước có công suất lắp đặt điện mặt trời nhiều nhất trong năm 2020. Dự báo đến năm 2050, sẽ có 4.500 GW ĐMT được lắp đặt trên toàn cầu.
Sự phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn của điện mặt trời trên khắp toàn cầu đặt ra bài toán về việc xử lý số lượng lớn các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết vòng đời. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA, 2016): Lượng chất thải tính lũy từ các tấm PV toàn cầu đã đạt 43.500 – 250.000 tấn trong năm 2016, chiếm khoảng 0,1% – 0,6% số lượng các tấm PV đã lắp đặt. Thông thường, các tấm pin mặt trời có tuổi thọ trung bình từ 20 – 30 năm. Như vậy, lượng chất thải từ các tấm PV thải bỏ này sẽ là rất lớn, ước tính từ 1,7 – 8 triệu tấn vào năm 2030 và từ 60 – 78 triệu tấn vào năm 2050.
Hình 1: Ước tính khối lượng chất thải toàn cầu tích lũy của các mô-đun PV EOL của IRENA/Nhiệm vụ 12
Với thế mạnh từ nguồn lực đội ngũ, công ty cổ phần 5RTECH ra đời với sứ mệnh “Cung cấp các giải pháp công nghệ xanh giúp xử lý và tái chế các tấm pin năng lượng mặt trời phế thải”.
Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề theo 5 tiêu chí (5R) trong toàn bộ quy trình của giải pháp, bao gồm:
Reception: Thu gom vật liệu tái chế.
Tại khâu kết nối với khách hàng, chúng tôi phát triển và sử dụng ứng dụng có tên Donaso để lưu trữ và xử lý thông tin. Từ đó, đưa ra giải phát tối ưu cho khách hàng để vận chuyển đến khu vực xử lý tấm pin phế thải.
Reclassify: Tái phân loại.
Trong lượng lớn các tấm pin mặt trời bị thải bỏ, còn sót lại một số tấm pin còn có khả năng tái sử dụng. Sau khi tiếp nhận các tấm pin, chúng tôi sẽ đánh giá chất lượng tấm pin để phân loại nhằm tối ưu được nguồn chi phí tái chế và nguồn năng lượng còn sót lại.
Recycle: Tái chế.
Các tấm pin được bóc tách các thành phần một các riêng biệt và có thể tái chế hoàn tòan các thành phần bên trong tấm pin.
Reuse: Tái sử dụng.
Các tấm pin được phân loại để tái sử dụng sẽ được ứng dụng vào các mục đích đòi hỏi nguồn năng lượng thấp và chi phí rẻ như nông nghiệp, chiếu sáng và tại các hộ gia đình.
Reduce: Giảm thiểu phát thải và chi phí.
Trong toàn bộ quy trình, chúng tôi hướng đến sản xuất với chi phí ở mức thấp nhất và giảm thiểu tối đa phát thải khí CO2 ra môi trường.
Hình 2: Dây chuyền tái chế pin năng lượng mặt trời phế thải (Nguồn: 5RTECH)
Chúng tôi hướng đến xây dựng nhà máy xử lý các tấm pin mặt trời với tỷ lệ tái chế lên đến 90%, không ngừng nghiên cứu để đưa ra các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế. Trong nhà máy này, các máy móc được tự động hóa sẽ tiến hành tháo rời các tấm pin mặt trời để thu hồi khung nhôm, hộp điện, thủy tinh, silicon, nhựa, đồng và bạc. Sau đó, chúng sẽ được đóng gói và vận chuyển đến các đơn vị tinh chế để chế tạo các sản phẩm mới.